13 Hệ Lụy Đáng Lo Ngại Khi Ăn Quá Nhiều Đường

Đường là gia vị yêu thích và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của chúng ta. Nhưng tuy nhiên nhiều người lại lạm dụng đường trong các bữa ăn hàng ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ra những hệ lụy đáng lo ngại

 

 Tại sao không nên ăn nhiều đường

 

Đường là gì?

Đường là một loại carbohydrate, còn được gọi là saccharide, và nó là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, ngoài ra không còn giá trị dinh dưỡng khác

Đường có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và thường được tách ra từ các nguồn thực phẩm như cây mía, cây đường, hoa quả và các nguồn đậu…

Có hai loại chính của đường:

  • Đường tự nhiên:

Đây là đường tồn tại tự nhiên trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau củ và ngũ cốc. Đường tự nhiên thường đi kèm với các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Đường tự nhiên phổ biến nhất là fructose trong trái cây, mật ong và lactose trong sữa hay các sản phẩm từ sữa. 

  • Đường bổ sung:

Đây là đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, để cải thiện hương vị, độ ngọt và khả năng bảo quản của sản phẩm.

Đường bổ sung có thể có nhiều dạng khác nhau như đường mía, đường cát, syrop ngô và nhiều loại đường khác.

 

Đường là gì?

 

Ăn bao nhiêu đường thì được coi là quá nhiều?

Một người trung bình tiêu thụ khoảng 24 kilôgam đường mỗi năm hoặc 33,1 kilôgam (ở các nước phát triển).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị:

Người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% và khuyến khích giảm xuống dưới 5% tổng lượng năng lượng cần thiết.

Trung bình 1 gam đường chứa 4 calo. Theo chế độ ăn hiện nay là 2.000 calo/ngày tương đương 500 gam đường. Cần cắt giảm lượng đường xuống khoảng 50 gam (12 muỗng cà phê đường) đến 25 gam đường (6 muỗng cà phê đường).

 

 

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường?

Theo Medical News Today, một số người gặp các triệu chứng sau do ăn quá nhiều đường:

– Mức năng lượng thấp: 1 giờ sau khi tiêu thụ đường, những người tham gia cảm thấy mệt mỏi và kém tỉnh táo hơn so với nhóm đối chứng.

– Tâm trạng kém: Lượng đường trong máu cao hơn làm tăng tỷ lệ trầm cảm và rối loạn tâm trạng ở nam giới.

– Đầy hơi: Theo Johns Hopkins Medicine, một số loại đường có thể gây đầy hơi ở những người mắc các bệnh về tiêu hóa (như hội chứng ruột kích thích).

 

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường?

 

11 Lý do tại sao không nên ăn nhiều đường

Tăng cân và béo phì

Một trong những hệ lụy rõ rệt của việc tiêu thụ quá nhiều đường là tăng cân và béo phì.

Đường cung cấp năng lượng dễ dàng, nhưng khi chúng ta tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với mức cần thiết và không đốt cháy hết qua hoạt động thể chất, thì dư thừa năng lượng này sẽ tích tụ dưới dạng mỡ trong cơ thể, gây ra tình trạng tăng cân và béo phì.

 

tại sao không nên ăn nhiều đường: Bệnh béo phì và các nguy cơ

 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ăn quá nhiều đường có thể gây tăng huyết áp, tăng mức cholesterol xấu (LDL), và mức đường huyết không ổn định.

Điều này tạo ra môi trường cho các vấn đề tim mạch như bệnh mạch vành và đột quỵ.

 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 

Huyết áp cao

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đồ uống có đường và huyết áp cao.

Một đánh giá trong Nghiên cứu Dược lý nói rằng, tăng huyết áp là một yếu tố rủi ro đối với bệnh tim mạch.

 

Nguy cơ Huyết áp cao khi ăn nhiều đường

 

Nguy cơ tiểu đường type II

Mối liên hệ giữa tiêu thụ quá nhiều đường và nguy cơ tiểu đường loại 2 đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

Đường quá mức có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể xử lý đường huyết, góp phần tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

 

Liệu rằng ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

 

Ảnh hưởng đến sức đề kháng và viêm nhiễm

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Đồng thời, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể gia tăng do cường độ đường trong cơ thể.

 

Ảnh hưởng đến sức đề kháng và viêm nhiễm

Tại sao không nên ăn nhiều đường

>>> Xem thêm: 10 Lợi Ích Không Ngờ Tới Khi Cắt Giảm Đường Khỏi Chế Độ Ăn

 

Tăng nguy cơ Gan nhiễm mỡ

Dùng nhiều đường fructose liên tục tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Fructose là một loại đường phổ biến, được sản xuất từ si-rô ngô có hàm lượng fructose cao, thường dùng để tạo vị ngọt của soda, kẹo, bánh nướng, ngũ cốc…

Không giống như glucose (được nhiều tế bào trong cơ thể hấp thụ), fructose hầu như chỉ được gan phân hủy.

Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Một lượng lớn đường bổ sung dưới dạng fructose làm quá tải gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.

Một nghiên cứu của Mỹ trên 5.900 người cho thấy người uống đồ uống chứa đường hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn 56% so với những người không uống.

 

Tăng nguy cơ Gan nhiễm mỡ

Tại sao không nên ăn nhiều đường

Tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, gây ra bệnh thận.

Lượng đường trong máu cao liên tục cũng có thể làm hỏng các mạch máu mỏng manh trong thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Tác động xấu đến răng và nướu

Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng và viêm nhiễm nướu.

 

Đường ảnh hưởng đến răng như thế nào?

 

Tăng nguy cơ bị ung thư

Cho quá nhiều đường vào chế độ ăn uống thường ngày cũng như dùng các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường có thể gây viêm, căng thẳng, lão hóa nhanh.

Các yếu tố này tác động đến nguy cơ phát triển các tế bào ung thư. Một đánh giá về thực phẩm và thức uống có đường cho thấy nếu tiêu thụ quá nhiều, nguy cơ ung thư tăng 23% – 200%.

 

Đường gây ung thư

Tại sao không nên ăn nhiều đường

Tăng khả năng bị trầm cảm

Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung quá nhiều đường vào bữa ăn hàng ngày tác động đến tâm trạng, cảm xúc gây ra các vấn đề suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, lo lắng…. thậm chí trầm cảm. 

Nghiên cứu của Mỹ trên 8.000 người cho thấy người dùng từ 67 gram đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 23% so với người ăn ít hơn 40 gam mỗi ngày.

 

ăn nhiều đường tăng khả năng trầm cảm

Tại sao không nên ăn nhiều đường

Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Nếp nhăn là dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa da.

Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều đường làm trầm trọng thêm nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Các hợp chất glycation (AGEs) được hình thành do phản ứng giữa đường và protein là yếu tố quan trọng trong quá trình lão hóa da.

AGEs phá hủy collagen và elastin – những protein giúp da căng và giữ được vẻ tươi trẻ. Khi collagen và elastin bị tổn thương, da sẽ mất đi độ săn chắc và bắt đầu chảy xệ.

 

 Tại sao không nên ăn nhiều đường

 

Tác hại của đường đến não

Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và có liên quan đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và đột quỵ….

 

 

Tăng nguy cơ phát triển bệnh gút

Bệnh gút là tình trạng viêm đặc trưng với cơn đau ở các khớp. Ăn nhiều đường gây tăng nồng độ axit uric trong máu làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh gút.

9 Cách giảm lượng đường nạp vào cơ thể

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều đường, chẳng hạn như tăng cân, nguy cơ bệnh tim, và nguy cơ tiểu đường. Dưới đây là một số cách để giảm lượng đường trong chế độ ăn uống:

 

 Tại sao không nên ăn nhiều đường

 

  • Đọc nhãn sản phẩm:

Hãy luôn đọc nhãn sản phẩm để biết chính xác lượng đường có trong thực phẩm. Sản phẩm thường có thông tin về lượng đường trong mỗi phần và lượng đường tổng cộng.

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn:

Thực phẩm chế biến sẵn như bánh, kẹo, đồ hộp… thường chứa nhiều đường thêm vào để cải thiện hương vị và độ ngọt.

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhanh, và thực phẩm đóng hộp có thể giúp giảm lượng đường.

  • Tự chế biến món ăn tại nhà:

Tự tay nấu nướng, chế biến các món ăn tại nhà cho phép bạn kiểm soát lượng đường được thêm vào.

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và giảm đường thêm vào.

  • Ưu tiên thực phẩm tự nhiên:

Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn đạm từ thực phẩm tự nhiên như thịt gà, cá, đậu có thể giúp bạn cung cấp năng lượng mà không cần tiêu thụ quá nhiều đường.

  • Chọn thức ăn ít đường thêm vào:

Khi chọn thực phẩm như sữa, sữa chua, hoặc các sản phẩm đóng hộp, hãy chọn phiên bản ít đường thêm vào hoặc không đường.

  • Giảm tiêu thụ nước ngọt:

Nước ngọt và nước có đường có thể chứa lượng đường lớn. Hạn chế tiêu thụ nước ngọt và thay thế bằng nước uống tinh khiết hoặc nước trái cây tự nhiên.

  • Sử dụng các loại đường thay thế:

Nếu cần, bạn có thể sử dụng các loại đường thay thế như mật ong, syrop ngô, hoặc các loại đường không calo.

  • Chú ý đến kích thước phần ăn:

Để tránh tiêu thụ quá nhiều đường một lúc, hãy giảm kích thước phần ăn và cân nhắc tiêu thụ các món ăn có ít đường hơn.

  • Theo dõi lượng đường:

Ghi chép và theo dõi lượng đường bạn tiêu thụ hàng ngày có thể giúp bạn nhận biết và kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn uống của mình.

Thuốc giảm cân Oz Slim được biết đến là sản phẩm giảm cân duy nhất với 6 LỢI ÍCH:

1. Không cần tập Thể Dục
2. Không cần nhịn ăn
3. Không cần cố gắng
4. Không gây mệt mỏi, căng thẳng
5. Không gây tiêu chảy hay mất ngủ
6. Hoàn tiền nếu có phản ứng phụ

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Connect...